Hiện nay ngành Thanh nhạc đã được không ít thí sinh quan tâm đến và luôn được đặt ra câu hỏi “Có nên học ngành Thanh nhạc hay không?”, nhất là đối với các bạn học sinh đang cuối cấp có nguyện vọng theo đuổi ngành Thanh nhạc.
Thay vì cứ do dự với câu hỏi này thì tại sao bạn không bắt tay vào việc chuẩn bị cho mình những hành trang tốt nhất để theo đuổi đam mê. Bài viết dưới đây, với những thông tin về ngành Thanh nhạc cũng như trường đào tạo uy tín, cơ hội việc làm và tố chất cần thiết sẽ phần nào giúp bạn tìm ra câu trả lời “có nên học” hay không nhé.
Ngành Thanh nhạc là gì?
Trước hết thì chúng ta cần tìm hiểu xem ngành Thanh nhạc là gì? Ngành Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, có tính chất đặc trưng khác với các loại nhạc cụ diễn tấu. Học Thanh nhạc là học lấy hơi hiệu quả và luyện tập mở rộng khả năng bản thân để cải thiện và xử lý giọng hát hay hơn. Học những bài luyện hơi thở, luyện thanh, điều khiển cơ bụng,…sẽ giúp bạn có giọng hát tốt hơn.
Ngày nay sự ảnh hưởng của âm nhạc với con người là rất lớn, bởi loại hình nghệ thuật này đã được nhiều người yêu thích và có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Nhất là khi bạn có một giọng hát hay đem lại nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống, giúp bạn trở nên nổi bật hơn trước đám đông. Vì vậy, theo học ngành Thanh nhạc và bắt đầu luyện giọng, học thêm các loại đàn như piano thì bạn chắc chắn sẽ tỏa sáng.
Việc học thanh nhạc không đơn thuần là việc giúp bạn có thể hát được mà còn giúp bạn hiểu nhiều hơn về cách lấy hơi, học cách nói truyền cảm, hay nói ra những giọng hay…Với người có năng khiếu, có chất giọng tốt thì việc học thanh nhạc sẽ đơn giản và dễ dàng hơn, nhưng với người không có năng khiếu thì càng phải học thanh nhạc, học thanh nhạc để giọng nói, giọng hát của bạn được thay đổi. Bạn chỉ cần chăm chỉ, và cố gắng luyện tập thì chắc chắn thanh nhạc của bạn sẽ thay đổi và có những bước tiến trong con đường sự nghiệp của mình
Cơ hội việc làm hấp dẫn ngành Thanh nhạc
Sinh viên ngành Thanh nhạc sau tốt nghiệp không chỉ trở thành một ca sĩ mà một cử nhân Thanh nhạc được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí:
- Trở thành giảng viên các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp; Giáo viên âm nhạc trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm (khoa Nhạc họa, Khoa mẫu giáo mầm non…), các trường phổ thông từ tiểu học đến THCS
- Làm chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các Trung tâm, các Sở ban ngành của các tỉnh, thành phố…
- Làm biên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình, viết báo mảng âm nhạc…
- Nhạc sĩ sáng tác ca khúc
- Nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm
Tại các trường này, sinh viên sẽ được học những môn học từ môn cơ sở đến môn chuyên ngành như: Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Phân tích tác phẩm âm nhạc, Kỹ thuật diễn viên,… Đối với âm nhạc thì Văn Hiến từ lâu đã có Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Văn Hiến và Các CLB Văn hóa Nghệ thuật với quy mô lớn. Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Văn Hiến ra đời và hoạt động theo chiều sâu nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động phong trào sinh viên, phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng những tài năng nghệ thuật ngay trong chính cộng đồng sinh viên Văn Hiến. Để bắt nhịp xu hướng âm nhạc hiện nay. Vì vậy khi bạn chọn theo học ngành Thanh nhạc tại Văn Hiến bạn sẽ được đào tạo từng kỹ năng cơ bản đến nâng cao để giúp bạn làm quen với môi trường âm nhạc của ngành học này.
Bài viết trên phần nào đã cung cấp thông tin về ngành Thanh nhạc và giải quyết câu hỏi “Có nên học ngành Thanh nhạc hay không?” cho các bạn đang trong thời gian xác định chọn ngành, chọn trường mà mìn yêu thích. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu thêm về ngành Thanh nhạc xét tuyển gồm những tổ hợp môn nào, trường đại học nào có đào tạo ngành Thanh nhạc, điểm chuẩn các năm của ngành Thanh nhạc như thế nào,… để có thêm thông tin rõ ràng và lựa chọn một cách chính xác nhất nhé.
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh Trực tuyến
740 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.2073
Email: tuyensinh@myu.edu.vn | Zalo: 0327 840 333
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtuyensinhtructuyen