Ngành Công nghệ sinh học

Chúng ta có thể hình dung rằng, tất cả những thứ gọi là thiết yếu cho sự sống của con người như: lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, phương pháp điều trị bệnh, môi trường sống,… đều nhờ vào lợi thế của Công nghệ Sinh học.

Đặc biệt, trong 4 tháng vừa qua, khi đại dịch Codvid-19 xảy ra đã cướp đi sinh mạng của 177.186 người, hơn 2 triệu người đang nhiễm bệnh và phá hủy hầu hết nền kinh tế của hơn 200 quốc gia trên thế giới (CNN, 22/04/2020). Bệnh dịch khiến tất cả chúng ta trở nên mất khả năng kiểm soát công việc, bản thân và cộng đồng. Thiết nghĩ, ngay từ lúc này, việc trang bị các kiến thức, kỹ năng ứng dụng Sinh học, mà cụ thể là Công nghệ Sinh học vào cuộc sống là hết sức cần thiết.

Học ngành Công nghệ Sinh học có gì thú vị?

Công nghệ sinh học là ngành học được xây dựng dựa trên hệ thống sinh vật để tạo ra các sản phẩm Công nghệ (từ ứng dụng của sinh học); bao gồm:

– Công nghệ Sinh học Nông nghiệp: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao và chống chịu với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.

– Công nghệ Sinh học Thực phẩm: Đa dạng hóa nguồn thực phẩm có chất lượng; tối ưu hóa mức độ an toàn thực phẩm.

– Công nghệ Sinh học Y dược: Tăng cường nguồn nguyên liệu thuốc; sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh…

– Công nghệ Sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường.

Công nghệ sinh học là ngành dành cho những bạn yêu thích thiên nhiên, say mê nghiên cứu khoa học và tìm tòi những điều mới lạ; thích tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hướng tới một môi trường sinh thái trong lành và bền vững.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Công nghệ Sinh học?

– Đam mê nghiên cứu khoa học, đam mê với công nghệ mới và có tính sáng tạo.

– Học tốt các môn Hóa, Sinh và Ngoại ngữ: đây là nền tảng vững chắc để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ sinh học.

– Có tính tỉ mỉ và cẩn trọng bởi chúng ta thường xuyên làm việc với các sinh vật vô cùng nhỏ bé (vi sinh vật), các mẫu vật dùng trong nuôi cấy mô và tế bào,…và các dụng cụ thí nghiệm vô cùng tinh vi.

Học ngành Công nghệ Sinh học học ở đâu?

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Sinh học uy tín như: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM và Trường Đại học Văn Hiến…

Sinh viên yêu thích nghề này sẽ được các thầy cô giàu kinh nghiêm truyền lửa cho các bạn ngay từ những năm đầu tiên ở môi trường Đại học.

Các bạn cần tìm hiểu Đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VĂN HIẾN
Ngành Công nghệ sinh học là một trong các ngành tiên tiến thuộc Khoa Kỹ thuật Công nghệ của Trường Đại học Văn Hiến. Chương trình đào tạo của ngành được xây dựng trên nền tảng của các chương trình công nghệ tiên tiến có khả năng giải quyết các nhu cầu thực tiễn thuộc các lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư, Y dược và Thực phẩm,…Với mong muốn mang lại nhiều kiến thức sâu rộng và kỹ năng thực hành cho người học, nhà trường đang nổ lực phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các trường trong và ngoài nước có tầm cỡ liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học.

Với đội ngũ giảng viên là những Phó giáo sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành, bao gồm cả trong và ngoài nước; và đạt được những công trình nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể ứng dụng vào thực tiễn. Hệ thống phòng thí nghiệm được quan tâm đầu tư và đáp ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy.

Khi học ngành Công nghệ sinh học Sinh viên sẽ có được các kiến thức và năng lực như: quản lý, điều hành, thực nghiệm, thí nghiệm thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học. Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi (công nghệ di truyền, nuôi cấy mô động & thực vật, …); Chế biến phân tích các chỉ tiêu trong chất lượng sản phẩm thực phẩm (hóa sinh thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm,…), các chỉ tiêu vi sinh & ứng dụng trong lĩnh vực môi trường (vi sinh ứng dụng trong vật nuôi, trong thủy sản, công nghệ xử lý chất thải,…) & vận dụng sáng tạo vào thực tế sản xuất.

Bên cạnh được tiếp thu kiến thức từ giảng viên, từ sách vở, sinh viên ngành Công nghệ sinh học còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu và đo đạc mẫu, kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, kỹ năng sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại có tính ứng dụng cao.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Công nghệ Sinh học?

Công nghệ Sinh học là ngành học đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại, do đó sinh viên ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm khác nhau.

– Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy chế biến thực phẩm, công ty giống cây trồng, cơ sở chăn nuôi gia súc- gia cầm, các trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở sản xuất và chế biến nguyên liệu cây thuốc.

– Chuyên viên phân tích thí nghiệm, chuyên viên quản lý tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm;

– Chuyên viên điều hành, kế hoạch, quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, công ty kinh doanh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, thủy sản, môi trường và y dược;

– Chuyên gia tư vấn, tham mưu cho các công ty, lãnh đạo trong công tác ngành CNSH hoặc Sinh học nói chung ở các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty nước ngoài, công ty liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học;

– Làm cán bộ giảng dạy, chuyên viên quản lý tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học;

– Làm cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, kỹ thuật viên tại viện nghiên cứu về CNSH tại cơ quan quản lý khoa học hoặc chuyên ngành thuộc các Sở khoa học và công nghệ địa phương.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Công nghệ Sinh học?

Theo kết quả khảo sát tỷ lệ có việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2019 thực hiện vào tháng 12/2020 có 90,28% sinh viên ngành Công nghệ Sinh học có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp, thu nhập bình quân từ 6 – 10 triệu/ tháng.

Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Hiến còn hợp tác và thực hiện trao đổi học thuật với nhiều trường đại học như: Hiệp Hội Môi trường Mỹ Á (US AEP) năm 1999-2001, ĐH Công nghệ New Zealand, Anza College (Mỹ), chủ yếu là trao đổi cán bộ giảng dạy – sinh viên và tổ chức Hội thảo, Hội nghị. Mở rộng cơ hội du học, thực tập và làm việc taị nước ngoài cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Công nghệ Sinh học tại Văn Hiến?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Công nghệ Sinh học các năm dưới đây:

  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 16 điểm (2020)
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18 điểm (2020)
Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh Trực tuyến
740 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.2073
Email: tuyensinh@myu.edu.vn | Zalo: 0327 840 333
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtuyensinhtructuyen
Chat hỗ trợ
Chat ngay