Ngành Giáo dục mầm non

Đào tạo nhà giáo dục mầm non theo mô hình “TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN” tập trung phát triển theo vai trò: giáo viên chăm sóc, giáo viên trợ giảng; giáo viên chủ nhiệm lớp; nhà giáo dục mầm non trên cơ sở HỌC TẬP PHỤC VỤ ở trường mầm non. Có chuyên môn nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin; thể chất, tinh thần, trí tuệ cảm xúc; nghiên cứu ứng dụng; tiếp cận các xu hướng mới và văn hóa, các giá trị cốt lõi nhằm chuẩn bị cho nhà giáo dục mầm non có năng lực làm việc trong môi trường giáo dục Việt Nam và quốc tế.

Học ngành Giáo dục mầm non có gì thú vị?

Chương trình giảng dạy và thực tập trải nghiệm được thiết kế nhằm giúp cho sinh viên chuẩn bị để trở thành nhà giáo dục tương lai với các phẩm chất và năng lực sau:

– Năng lực vận dụng các kiến thức chuyên môn Giáo dục Mầm non để lựa chọn và thiết kế các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ, phát triển chương trình giáo dục trong trường mầm non.

– Năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ dựa trên chương trình giáo dục mầm non theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho trẻ mầm non.

– Năng lực nghiên cứu: thực hiện các dự án nghiên cứu để cải thiện thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

– Năng lực tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ: Chăm sóc vệ sinh-dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non. Phát hiện, xử lý ban đầu một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non; Phòng, chống dịch bệnh và thiên tai ở trường mầm non. Phòng, chống xâm hại, bảo vệ an toàn, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.

– Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trẻ: thiết lập môi trường giáo dục (môi trường vật chất và môi trường xã hội) tích cực; lựa chọn nội dung, vận dụng phương pháp dạy học, giáo dục tích hợp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế, nhằm thúc đẩy việc học và sự phát triển toàn diện của trẻ.

– Năng lực quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ: xác định tiêu chí quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ; lựa chọn và sử dụng hiệu quả các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật đánh giá các lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục mầm non; sử dụng kết quả đánh giá trẻ vào cải tiến các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Năng lực phát triển chương trình giáo dục mầm non: phân tích, đánh giá các mô hình, chương trình giáo dục mầm non; xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non nhà trường một cách phù hợp, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ phù hợp với đặc điểm cá nhân và đáp ứng kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non.

– Năng lực phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: khuyến khích sự hợp tác của giáo viên với trẻ, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục; tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ; sử dụng các phương pháp cơ bản phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trong việc chăm sóc, giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non.

– Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của bản thân; tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân theo các yêu cầu về phẩm chất nhà giáo; thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Thể hiện tính chuyên nghiệp cao trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chính trị, ý thức kỷ luật, tinh thần tự chủ, trách nhiệm xã hội và tinh thần phụng sự.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Giáo dục mầm non?

Người giáo viên mầm non cần phải nắm chắc được những kỹ năng sư phạm bắt buộc. Khi bạn trở thành sinh viên của một trường sư phạm thì sẽ được học một vài môn năng khiếu như ca hát, múa. Đọc truyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi – đây là những kỹ năng bắt buộc của một người giáo viên mầm non, bạn phải thành thạo thì mới có định hướng để bước tiếp trên con đường sự nghiệp sau này.

Người giáo viên mầm non cần phải có kỹ năng giao tiếp và ứng xử thật tốt với trẻ nhỏ. Bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian dài để rèn luyện kỹ năng này, hãy tự trau dồi và hoàn thiện bản thân tốt hơn nữa để có khả năng ứng xử, giao tiếp với trẻ nhỏ. Đây là kỹ năng rất quan trọng để phục vụ cho công việc của bạn, hãy cố gắng học hỏi thật tốt nhé!

Những kỹ năng về soạn thảo giáo trình, phương pháp giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm chắc. Đối với nghề giáo viên mầm non thì không chỉ đơn giản là việc sáng đến lớp tối đi về mà đòi hỏi việc chúng ta cần phải lên kế hoạch soạn giáo trình trước với những hoạt động cụ thể của từng ngày, từng tuần để giúp trẻ được phát triển tốt hơn và buổi học sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Một người giáo viên giỏi là luôn biết tìm cách sáng tạo bài học của mình để các bé luôn cảm thấy thích thú, phát huy trí thông minh của bé!

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Giáo dục mầm non?

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân giáo dục mầm non đảm nhận các vị trí:

– Giáo viên mầm non

– Chuyên viên tư vấn giáo dục

– Chuyên viên phụ trách giáo dục mầm non

– Nghiên cứu viên

– Biên tập viên các tạp chí liên quan giáo dục

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Giáo dục mầm non?

Nếu như một vài năm trước đây, câu chuyện tốt nghiệp ra trường của các cử nhân sư phạm chỉ bó buộc trong việc về quê nộp đơn xin việc ở một trường học công lập, thi công chức rồi vào biên chế nhà nước và sống một cuộc đời nhàn hạ thì nay mọi chuyện đã hoàn toàn khác.

Sinh viên sư phạm ngày nay cũng năng động không kém những ngành nghề khác. Công việc biên chế không còn là tất cả những gì mà họ muốn. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đây cũng là một trong những điểm đến hoàn hảo cho các sinh viên sư phạm trong tương lai.

Các tập đoàn giáo dục tư nhân đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong ngành. Các trường học tư thục, trung tâm tiếng Anh, trung tâm ngoại ngữ – tin học,… đã giúp những sinh viên sư phạm với tư duy hội nhập bớt lo lắng hơn về cơ hội việc làm sau khi ra trường và không còn bị bó buộc bởi 2 chữ “biên chế” vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức.

Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ cũng mang đến cho các cử nhân sư phạm nhiều cơ hội làm việc mới. Những lớp học trực tuyến được mở ra ngày càng nhiều, tạo cho các bạn sinh viên mới ra trường nhiều cơ hội làm việc để nâng cao thu nhập bên cạnh lớp học truyền thống.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Giáo dục mầm non tại Văn Hiến?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Giáo dục mầm non các năm dưới đây:

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT:  17.00 điểm (2020), 18 điểm (2021).

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (2020), 18.00 điểm (2021)

Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh Trực tuyến
740 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.2073
Email: tuyensinh@myu.edu.vn | Zalo: 0327 840 333
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtuyensinhtructuyen
Chat hỗ trợ
Chat ngay