Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhóm ngành kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông nói riêng là một trong những ngành được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. 

Thuong Mai Dt 2

Học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có gì thú vị?

Việc tiếp xúc với các giải tích mạch điện, trường điện tử… là những công việc thường xuyên phải làm của sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông. 

Năm đầu tiên các bạn sẽ được học những môn đại cương như: Kinh tế – văn hóa – xã hội ASEAN; Toán cao cấp, Vật lý đại cương… trong những học kỳ tiếp theo sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: trường điện tử, kỹ thuật lập trình; điện tử số; nguyên lý truyền thông; vi xử lý; điện tử thông tin; xử lý tín hiệu…

Ngoài ra, sinh viên sẽ được cung cấp các kỹ năng vận hành, bảo trì, sữa chửa, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử – Viễn thông trong công nghiệp và đời sống dân dụng. 

Tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

– Tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì nó cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp. 

– Kiên trì nhẫn nại: Đối với ngành kỹ thuật Điện tử – Viễn thông nói riêng và tất cả các ngành trong giáo dục nói chung tính kiên trì nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Nhưng vì sao ngành này lại đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì nhẫn nại cao? Vì hằng ngày trong quá trình làm việc chúng ta phải tiếp xúc với máy móc đòi hỏi chúng ta phải miệt mài sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc, đối với những công việc lặp đi lặp lại đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ cẩn thận, bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.

– Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới. 

– Đam mê: đam mê chính là tố chất quan trọng nhất với tất cả các ngành, vì khi đam mê bạn mới hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn. Đam mê sẽ là bước đệm giúp bạn đi đến thành công. 

Học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ở đâu?

Tại khu vực Tp. HCM có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông uy tín: Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông – Đại học Quốc gia Tp.HCM, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên,…

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông?

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay thì vai trò của Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là không thể thiếu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

– Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IoT;

– Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông;

– Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông;

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông?

Chọn học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, nên từ đó Kỹ sư Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông cũng có nhiều lựa chọn để phát triển nghề nghiệp hơn.

Trong giai đoạn giới công nghệ có nhiều thay đổi trước làn sóng chuyển đổi số của các doanh nghiệp truyền thống và các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, việc tăng mạnh nhu cầu nguồn nhân lực IT là điều tất yếu.

Theo thông tin thị trường TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020 – 2025 rất lớn, có thể lên đến 16.000 người/năm.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông các năm dưới đây:

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT:  18 điểm (2021).

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (2021)

Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh Trực tuyến
740 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.2073
Email: tuyensinh@myu.edu.vn | Zalo: 0327 840 333
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtuyensinhtructuyen
Chat hỗ trợ
Chat ngay