Ngành Piano

Âm nhạc được xem là phát hiện vĩ đại và thành công nhất của con người, dường như trong âm nhạc không có sự phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, không có ranh giới giữa ngôn ngữ và địa lý. Bất cứ ai cũng có thể lắng nghe và tận hưởng. Âm nhạc còn thể hiện được trạng thái cảm xúc của con người từ hạnh phúc, đau khổ, dùng ngôn ngữ của âm nhạc để phản ánh bất kì vấn đề của xã hội.

Trong âm nhạc, nhạc cụ là phần rất quan trọng bởi nó tạo ra âm thanh, mỗi một quốc gia trên thế giới sẽ có nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhưng có thể nhận thấy đàn Piano là loại nhạc cụ mà quốc gia nào cũng sẽ sử dụng để đưa vào âm nhạc.

Xã hội văn minh hiện đại, việc dùng ngôn ngữ của âm nhạc để thể hiện cái tôi, đưa ra quan điểm cá nhân và khẳng định tài năng của bản thân không còn là điều xa lạ. Với người nghệ sĩ đàn Piano cũng vậy họ cũng sẽ thể hiện cá tính và tài năng thậm chí cảm xúc cá nhân thông qua tiếng đàn.

Sinh viên trong một tiết học tại Phòng Thực hành Âm nhạc tại cơ sở Điện Biên Phủ

Học ngành Piano có gì thú vị?

Ở Việt Nam, đàn Piano còn được gọi là đàn Dương Cầm. Dù là loại nhạc cụ phổ biến nhất hiện nay, nhưng Piano được xem là một loai nhạc cụ sở hữu tổ hợp phức tạp nhất thế giới, để sử dụng một các thành thạo và chuyên nghiệp là điều không dễ dàng. Ngành học Piano từ đó mà ra đời. Tuy là một trong những ngành mới mẻ ở cấp đại học nhưng lại có sức hút mạnh mẽ đối với các bạn trẻ. Không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn cho sinh viên, ngành học này còn sở hữu nên môi trường đào tạo nghệ thuật đầy thú vị trong suốt 4 năm học.

Ngành Piano là một trong ít những ngành học khuyến khích việc bộc lộ cá tính và sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Không chỉ đào tạo về kĩ thuật sử dụng Piano, người học còn được trang bị thêm các kĩ năng nghề nghiệp và có cơ hội trải nghiệm thưc tế, làm việc với các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Học chuyên sâu Piano, bạn sẽ cảm nhận sống động hơn về thế giới nghệ thuật và có khả truyền tải  “ngôn ngữ của trái tim” theo cách riêng của bản thân mình.

Tố chất phù hợp để học ngành Piano?

Được xem là ngành học thiên về năng khiếu nghệ thuật và sự đam mê, người học Piano cần có những tố chất sau để trở thành những “nghệ sĩ” thực thụ như:

– Năng khiếu và đam mê về âm nhạc là tố chất của một người nghệ sĩ đàn Piano.

– Thời gian luyện tập nghiêm túc trên phím đàn piano là điều bắt buộc.

– Khả năng tư duy và thẩm thấu âm nhạc.

– Khả năng tư duy sáng tạo trên những phím đàn

Học ngành Piano ở đâu?

Ngoài những nơi chuyên biệt về nghệ thuật như Nhạc Viện TP.HCM, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế có đào tạo về chuyên ngành Piano thì hiện nay một số trường đại học bắt đầu mở rộng phạm vi đào tạo ở lĩnh vực nghệ thuật này như: Đại học Văn Hiến, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương…

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN PIANO TẠI VĂN HIẾN
Năm 2017, Trường ĐH Văn Hiến tuyển sinh khóa đầu hai ngành Thanh nhạc và Piano (bậc đại học, hệ chính quy), thuộc Khoa Nghệ thuật.

Cùng với sự thành lập Khoa Nghệ Thuật, các chương trình văn hóa – nghệ thuật phối hợp với đơn vị ngoài Trường đã diễn ra thường xuyên và đầu tư hơn..

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Piano?

Sinh viên ngành Piano sau tốt nghiệp không chỉ trở thành một nhạc công Piano mà một cử nhân Piano được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí:

– Nghệ sĩ biểu diễn độc lập, nghệ sĩ chuyên nghiệp trong các đoàn nghệ thuật, các nhà hát.

– Giảng viên, giáo viên âm nhạc trong các Nhạc viện, Học viện, trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông…

– Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các trung tâm, các sở ban ngành và các thiết chế – văn hóa nghệ thuật của tỉnh thành; biên tập viên các chương trình âm nhạc…

– Cơ hội du học giao lưu biểu diễn trong và ngoài nước.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Piano?

Chưa bao giờ giá trị nghệ thuật, văn hóa thần tượng lại được đề cập nhiều như hiện nay. Dù ở lứa tuổi nào, mỗi con người luôn có những hình ảnh, những thần tượng riêng như một thước đo chuẩn mực để hướng đến. Chính vì thế, nghệ thuật luôn thu hút đối với những người đam mê và cống hiến.

Xây dựng thương hiệu cá nhân tốt là một trong những yếu tố giúp bạn dễ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, các công ty giải trí. Có một giọng hát tốt hay một bàn tay chơi piano điêu luyện sẽ mang lại cho bạn nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống, giúp bạn trở nên nổi bật hơn trước đám đông. Vì vậy, việc học nhạc, luyện giọng và học các loại đàn như piano ngày càng được nhiều người quan tâm.

Ở môi trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản, có cơ hội thực tập và làm việc cùng những nghệ sĩ nổi tiếng. Hầu hết sinh viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn được trang bị tốt kỹ năng mềm, giao tiếp, ứng xử trước đám đông…

Thanh nhạc và Piano là hai chuyên ngành giúp sinh viên có việc làm sớm, thậm chí khi mới học năm nhất. Việc “chạy show” piano hay show ca nhạc tại các phòng trà, cà phê, khách sạn, sự kiện… sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, không bỡ ngỡ với thực tế sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, thanh nhạc và Piano là một trong những ngành học có chi phí đào tạo phù hợp với những bạn có cá tính và đam mê nghệ thuật.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Piano tại Văn Hiến?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Piano các năm dưới đây:

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT:  17.00 điểm (2020), 17 điểm (2021).

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (2020), 18.00 điểm (2021)

Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh Trực tuyến
740 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.2073
Email: tuyensinh@myu.edu.vn | Zalo: 0327 840 333
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtuyensinhtructuyen
Chat hỗ trợ
Chat ngay