Nhóm ngành nghề nào sẽ thu hút nhất giai đoạn 2022 – 2030?

Trong giai đoạn 2022-2030, nhu cầu nhân lực qua đào tạo bình quân chiếm 85%. Trong đó, hai nhóm ngành nổi bật là Công nghệ – Kỹ thuật (chiếm tỷ trọng 35%) và Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính (chiếm 33%).

Xu hướng các nhóm ngành cần nhiều nhân lực giai đoạn 2022-2030

Quá trình phát triển thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, đặc biệt chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của một số nhóm ngành nghề nổi bật.

Nhóm ngành Công nghệ – Kỹ thuật: Hiện đại hóa & chuyên môn hóa cao độ

Định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta tiếp tục yêu cầu phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực ở lĩnh vực Công nghệ – Kỹ thuật. Trong đó, nhóm ngành Công nghệ thông tin với vị trí chiến lược của thời hội nhập vẫn giữ vai trò hàng đầu trong giai đoạn 2022-2030. Bên cạnh đó, xu hướng chuyên môn hóa cao độ dẫn đến sự hình thành nhiều ngành mới như Bảo mật mạng, An toàn thông tin, Lập trình ứng dụng di động, Lập trình thiết kế game 3D hay các ngành liên quan đến Máy móc (Machine Learing – ML), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI).

Đối với nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành có tốc độ phát triển nhanh với nhu cầu nhân lực nổi trội. Các ngành Kỹ thuật khác như Điện, Điện tử, Cơ khí phát triển theo hướng hiện đại hóa; đặc biệt đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng và khả năng cập nhật kiến thức mới.

Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành Công nghệ – Kỹ thuật trọng yếu tại TP.HCM giai đoạn 2022-2030:

  • Điện tử – Công nghệ thông tin: 24.000 người/năm
  • Cơ khí: 15.000 người/năm
  • Chế biến lương thực thưc phẩm: 12.000 người/năm
  • Hóa chất (Hóa dược & Mỹ phẩm, Nhựa cao su: 12.000 người/năm

Nhóm ngành Kinh doanh – Thương mại – Tài chính: Các ngành non trẻ “khát” nhân lực chuyên môn

Xuất phát từ chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế theo định hướng tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ, các nhành dịch vụ nổi bật thuộc lĩnh vực Kinh doanh – Thương mại – Tài chính đang và sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong thời gian tới. Bên cạnh các ngành truyền thống như Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng thì các chuyên ngành tương đối non trẻ hơn như Marketing, Logistics (Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng), Thương mại điện tử, Tín dụng – Bảo hiểm, Luật Kinh tế, Luật Quốc tế, … cũng cần nguồn nhân lực ngành càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, trong xu thế “công nghệ hóa” hoạt động kinh doanh thì Marketing, Logistics và Thương mại điện tử là những ngành nổi bật.

Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành Kinh doanh – Thương mại – Tài chính tại TP.HCM giai đoạn 2022-2030:

  • Thương mại: 39.000 người/năm
  • Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng: 15.000 người/năm
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin: 15.000 người/năm
  • Kinh doanh tài sản – Bất động sản: 12.000 người/năm
  • Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm: 12.000 người/năm
  • Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai: 9.000 người /năm

Các ngành dịch vụ khác: Du lịch, Truyền thông, Ngoại ngữ & Y tế

Trong sự phát triển chung của khu vực dịch vụ, nhiều ngành dịch vụ khác như Du lịch, Truyền thông – Quảng cáo, Giáo dục – Đào tạo, Y tế, … cũng thuộc “top” các ngành nghề thu hút nhiều lao động trong giai đoạn 2022-2030.

Trong đó, với yêu cầu phục hồi và phát triển hậu Covid-19, nhóm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn dự báo sẽ có nhu cầu nhân lực đặc biệt cao. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có kỹ năng chuyên môn, có khả năng vận dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin là ưu tiên hàng đầu trong cuộc trỗi dậy của nhóm ngành này. Trong khi đó, các ngành Truyền thông – Quảng cáo, vốn đã khẳng định được vai trò quan trọng khi hầu hết các ngành đều chịu ảnh hưởng của đại dịch, sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Ở lĩnh vực Khoa học Xã hội – Nhân văn, bên cạnh Ngôn ngữ Anh vẫn là ngành dẫn đầu thì một số ngành ngoại ngữ khác như Ngôn ngữ Nhật, Trung, Hàn, … cũng bắt đầu chứng tỏ tầm quan trọng khi quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia này ngày càng được tăng cường. Ngoài ra, xu thế phát triển ngành mạnh mẽ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội – Nhân văn cũng đòi hỏi nguồn nhân lực có kiến thức nền vững vàng, có thể linh hoạt kết hợp kiến thức tổng quát với chuyên ngành vào thực tiễn; chẳng hạn như vận dụng ngoại ngữ vào du lịch, thương mại, vận dụng tâm lý học vào tư vấn, giáo dục, …

Nhu cầu nhân lực các ngành dịch vụ thu hút nhiều lao động tại TP.HCM giai đoạn 2022-2030:

  • Du lịch: 27.000 người/năm
  • Truyền thông – Quảng cáo – Marketing: 24.000 người/năm
  • Giáo dục – Đào tạo: 18.000 người/năm
  • Khoa học – Xã hội – Nhân văn: 9.000 người/năm
  • Ngành nghề khác: 9.000 người/năm

Nhu cầu nhân lực giai đoạn 2022-2030 tại Vùng kính tế trọng điểm phía Nam:

  • TP. Hồ Chí Minh: 300.000 người/năm
  • Tây Ninh: 40.000 người/năm
  • Bình Phước: 60.000 người/năm
  • Bình Dương: 90.000 người/năm
  • Đồng Nai: 100.000 người/năm
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: 40.000 người/năm
  • Long An: 45.000 người/năm
  • Tiền Giang: 50.000 người/năm

Thời kỳ hội nhập & những yêu cầu quan trọng với nhân lực Việt Nam

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Có 08 ngành nghề mà lao động có tay nghề cao được phép di chuyển trong khối ASEAN là lịch vụ kỹ thuật, kế toán, du lịch, bác sĩ – nha sĩ – điều dưỡng, kiến trúc – giám thị thi công. Vì vậy, cùng với cơ hội nghề nghiệp trong nước thì nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này chắc chắn có thêm những cơ hội nghề nghiệp đáng kể tại các quốc gia ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia, …

Dòng dịch chuyển lao động có trình độ cao của các nước trong khu vực sẽ chiếm lĩnh các vị trí việc làm đòi hỏi trình độ cao đối với thị trường lao động trong nước. Đồng thời sự thiếu hụt lớn về nhân sự ngành công nghệ kỹ thuật, nhóm ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình cách mạng công nghiệp 4.0, khi tác động của khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ, sẽ có nguy cơ bị thay thế bởi các quá trình tự động hóa và robot.

“Muốn thành công trong môi trường cạnh tranh hiện đại, người lao động Việt Nam phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới, không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, … để hình thành tri thức, bản lĩnh, vững vàng hội nhập”.

Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh Trực tuyến
740 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.2073
Email: tuyensinh@myu.edu.vn | Zalo: 0327 840 333
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtuyensinhtructuyen
Chat hỗ trợ
Chat ngay